Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất ẩn dụ, dùng hình ảnh con vật, sự việc… để thuyết minh cho một chủ đề triết lý hay một nhận xét về thực tế xã hội. Đây là thể loại truyện kể dân gian bằng văn xuôi hoặc thơ. Có một số chuyện gây cười nhưng cũng gợi ý nói bóng gió nhằm mục đích khuyên nhủ, răn dạy chúng ta về về một bài học nào đó trong cuộc sống. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về truyện ngụ ngôn và bản chất của truyện.
Truyện ngụ ngôn là gì?
Truyện ngụ ngôn là một thể loại văn học dân gian, chuyện thường ngụ ý, ẩn ý, mượn một nhân vật, loài vật hoặc một sự vật nào đó để ám chỉ con người. Nhằm nên lên một bài học luân lý, triết lý sống hay một kinh nghiệm nào đó. Hoặc trong cuộc sống hằng ngày, bạn dùng một câu chuyện để kể nhưng trong câu chuyện đó có ẩn ý nói về một ai đó thì đây là truyện ngụ ngôn.
Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình khỏi thiên nhiên, người cổ đại đã quan sát tìm hiểu các con vật để dễ dàng săn bắt và tự vệ. Khi con người có ý thức mượn sự vật, mượn câu chuyện của loài vật để ám chỉ con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện. Theo một số nhà nghiên cứu thể loại truyện này thuộc lĩnh vực văn chương bác học, một số lại khẳng định đây là nguồn gốc ngoại lai của truyện Việt Nam.
Tuy ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai nhưng chúng ta cũng đã tự hình thành nên thể loại này từ chính các thể loại văn học dân gian như cổ tích loài vật, ca dao, đồng dao. Một số câu chuyện đi vào nước ta theo con đường văn học Hán, văn học Khowme và văn học Chăm như : Ôm cây đợi thỏ, Kéo cây lúa lên cho chóng lớn….Đây là những câu chuyện đều mang ý nghĩa khuyên nhủ và răn dạy chúng ta về những bài học trong cuộc sống.
Một số truyện châm biếm hay, nổi tiếng
Kho tàng văn học luôn là những kiến thức vô cùng đa dạng những thể loại khác nhau. Truyện ngụ ngôn luôn là một câu chuyện mang lại nhiều cảm giác hứng thú đối với người đọc và để lại những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Để người đọc có thể hiểu được ẩn ý trong câu chuyện và rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình. Một số câu chuyện nổi tiếng được đưa vào kho tàng văn học Việt Nam như :
- Truyện ai đáng khen nhiều hơn?
- Truyện đeo chuông cho mèo
- Truyện cừu nón và những chú sói xám
- Truyện chú ếch huyên hoang
- Truyện thầy bói xem voi
- Truyện sáng kiến của họ nhà chuột
- Câu chuyện bó đũa
- Truyện trí khôn ta đây
- Truyện rùa và thỏ
Đây là một số câu chuyện nổi tiếng được đưa vào chương trình dạy học THCS và THPT, các câu chuyện này đều có điểm chung là dùng những vật nuôi hằng ngày và sự vật để nói lên thực trạng cuộc sống. Khuyên chúng ta không nên quá coi trọng bản thân mình mà xem thường người khác. Những gì mình thấy chỉ là hạt cát ở trên sao mạc, giúp chúng ta hiểu được giá trị của bản thân.
Lịch sử nguồn gốc hình thành của truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ngôn có thể nói là thể loại văn học xuất hiện từ lâu đời nhất, từ trước công nguyên trong kho tàng văn hóa các dân tộc của Ai Cập, Hy Lạp, Trung Hoa, Ấn Độ…. xa hơn nữa là những thể loại ngắn liền với một nửa truyền thống của vùng Trung Đông. Có thể nói truyện Trung Quốc đã ảnh hưởng một phần không nhỏ và đồng nhất với truyện Việt Nam.
Truyện ngụ ngôn là thể loại tồn tại trong tất thảy nền văn hóa, ảnh hưởng rất nhiều đến việc răn đe, giáo huấn con người theo một chuẩn mực đạo đức. Đây là một dạng văn học trung tâm, tiêu chuẩn cho những thể loại khác như văn xuôi ở Trung Đông. Đến cuối thế kỷ 19, hầu hết các nhà văn đã xem xét đến sự xúc tích trong câu chuyện và tính kiệm lời để làm chuẩn mực sáng tác của mình.
Cho đến nay, ta vẫn thấy truyện ngụ ngôn thuộc thể loại ngắn gọn, xúc tích, bao gọn được hàm ý. Mỗi câu chuyện đều mang một hàm ý khác nhau, nhưng sự ngắn gọn về nội dung đem đến cho người đọc nhiều hàm ý trừu tượng, dấu hiệu về hình thức của truyện này cũng ảnh hưởng đến một số các loại hình thức khác.
Đặc điểm riêng biệt của thể loại này là gì?
Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của truyện ngụ ngôn, tính đến thời điểm hiện tại tính chất của truyện vẫn không thay đổi. Đặc điểm riêng biệt của truyện này là một kiểu kể một câu chuyện hài, trào phúng, ẩn ý bằng văn xuôi hoặc bằng thơ ngắn mang tính chất giáo dục về mặt đạo đức con người. Để mỗi người có thể nhìn ra được khuyết điểm của bản thân, rút ra bài học cho mình.
Tuy nội dung chế giễu có phần hài hước nhưng lại chứa một điểm tiêu cực của xã hội ở bên trong. Đa số những thói xấu của con người đều được ví von qua các hình tượng con thú, con vật hoặc gia súc. Hình thức ẩn dụ đa số đều dựa theo những đặc điểm tiêu biểu, thông dụng của các loài vật như : nhút nhát sẽ được ví với thỏ, mạnh như mãnh hổ, con cáo sẽ chỉ sự tinh ranh…Nội dung câu chuyện ngắn gọn, xúc tích nhưng chứa đựng được những hàm ý, bộc lộ được bản chất của đối tượng.
Truyện ngụ ngôn không chỉ có ý nghĩa giáo dục đạo đức mà còn ít nhiều có thêm triết lý về nhận thức đời sống khoa học, hoặc triết lý chính trị, ví dụ như truyện của Aesop, truyện của Liễu Tông Nguyên… Mỗi câu chuyện sẽ mang một tính chất giáo dục đặc trưng, có thể gây cười nhưng sẽ bao hàm một lời khuyên, cho chúng ta một bài học về cuộc sống.
Cấu trúc cơ bản của thể loại châm biếm
Truyện ngụ ngôn là thể loại truyện chúng ta được tiếp xúc từ rất sớm, ngay từ khi còn nhỏ chúng ta đã được nghe những câu chuyện hấp dẫn như : thầy bói xem voi, rùa và thỏ… Câu chuyện chủ yếu lấy hình ảnh con vật hoặc một sự vật để ám chỉ bản chất của con người. Nhưng chúng ta chưa định hình được cấu trúc và ý nghĩa của câu chuyện. Truyện được chia làm cấu trúc 2 phần :
- Phần cấu trúc thứ nhất : Diễn đạt một hiện tượng, một nhân vật hay một sự kiện gây cười. Mô tả tính hài hước trong câu chuyện để người đọc cảm thấy hứng thú
- Phần cấu trúc thứ 2 : Là các bài học đạo đức, bài học lý lẽ, tình huống đúng sai ở ngay trong cốt truyện. Để người đọc có thể tìm ra rút ra được kinh nghiệm, bài học đạo đức lớn. Chủ yếu là phải quan sát sự việc một cách bao quát, luôn biết lắng nghe và nhìn nhận mọi vấn đề ở vị trí của người khác để hiểu hết được sự việc đó.
Kết cấu của truyện thường rất ngắn, ít tình huống , nhân vật trong truyện được xây dựng đối lập nhau giữa thông minh và ngu ngốc, siêng năng và lười làm, xấu xa và tốt bụng, bé nhỏ và to lớn…. Người ta dùng sự đối lập này để ẩn dụ cho cái đúng và cái sai, nói lên được bản chất vấn đề và đem lại một bài học ý nghĩa.
Sự khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích
Truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích đều có những yếu tố kỳ ảo giống nhau, đều là những câu chuyện do dân gian kể lại hoặc truyền miệng có tính chất hư cấu và không có thật 100%. Ý nghĩa câu chuyện đều được răn dạy con người là người làm những điều tốt, tránh điều ác, có ý chí chiến thắng cái ác.
Truyện có tính giá cao và nằm trong Văn học dân gian Việt Nam. Cả 2 truyện ngụ ngôn và truyện dân gian đều có cấu tạo ngắn gọn, mang ý nghĩa ẩn ý. Tuy nhiên 2 truyện này cũng có một số điểm khác nhau, để người đọc dễ phân biệt được, phong cách kể chuyện cũng có phần khác nhau.
Truyện cổ tích
Truyện cổ tích là những câu chuyện không có thật, không nhất thiết phải có địa điểm cụ thể, một sự kiện có thật nào đó vào trong câu chuyện và cũng không mang tính chất lịch sử. Câu chuyện có thể thêm thắt một số chi tiết theo quan điểm cá nhân của tác giả, miễn là hợp thuần phong mỹ tục.
Truyện cổ tích có các nhân vật chính là các loài vật, đây là một trong những thể loại truyện phổ biến nhất có ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Nhiều tác phẩm trong đó xuất xứ từ giai đoạn đầu với tín ngưỡng vật tổ và chưa phân giai cấp. Truyện cổ tích loài vật dần dần có những bước cải tiến hơn, không còn những câu chuyện mang tính chất ma thuật, thần thoại mà nổi bật hơn với những thể loại ngụ ngôn giáo huấn ở giai đoạn về sau.
Truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ngôn mượn hình ảnh, lời nói, hành động của một loài vật để ám chỉ con người. Mục đích là khuyên răn, giáo dục và hướng con người tới cái chân thiện mỹ, đây là một thể loại truyện phúng dụ bằng thơ hoặc văn xuôi với nội dung ngắn mang tính chất giáo dục đạo đức. Bài học đạo đức trong tác phẩm toát ra từ việc chế giễu các tính cách, đặc điểm của một con người nào đó.
Phần lớn các thói xấu , nhược điểm của con người đều được thể hiện trong các hình tượng loài vật như : chim, gà, cáo, hổ, mèo, voi….Kết truyện ngắn, cảm xúc, giàu sức biểu hiện và bộc lộ bản chất của đối tượng. Hình thức ẩn dụ nằm trong câu chuyện đã trợ giúp đắc thuyết minh tính cách của nhân một một cách rõ ràng nhất. Khi đọc truyện ai cũng nhìn ra được câu chuyện tật đang ẩn mình trong phúng dụ của tác giả.
Kết luận
Truyện ngụ ngôn luôn muốn nhắc nhở chúng ta phải biết đạo lý làm người, sống ở đời không nên quá tham lam ích kỷ. nhìn nhận một sự vật sự việc một cách khách quan và bao quát nhất để có thể hiểu vấn đề sâu sắc hơn. Mỗi một câu chuyện đều mang một bài học kinh nghiệm, để chúng ta nhìn vào câu chuyện đó mà tự rút ra cho mình. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về truyện và ý nghĩa của nó.