Truyện truyền thuyết là một thể loại trong văn học có tầm quan trọng thuộc hệ thống nền văn hoá dân gian người dân Việt Nam với số lượng vô cùng đa dạng và phong phú. Truyền thuyết đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ trong dân gian qua hàng ngàn năm qua.
Truyện truyền thuyết là gì?
Truyện truyền thuyết là những câu chuyện lưu truyền bằng hình thức truyền miệng trong dân gian nhằm giải thích những phong tục, các tập quán hay kể về những nhân vật có thật trong lịch sử. Trong truyện truyền thuyết người đọc thường gặp các yếu tố phóng đại, thần kỳ. Kết thúc những câu truyện thuộc thể loại này thường là những kết thúc mở.
Phân loại truyện truyền thuyết qua từng thời kỳ
Những câu chuyện truyền thuyết được phân theo những thời kỳ phát triển của đất nước như:
Thời kỳ Văn Lang
Những truyện truyền thuyết giai đoạn này đều mang tính chất sử thi, nhằm phản ánh không khí hùng tráng thời kỳ Hùng Vương dựng nước và giữ nước. Những trình độ văn hoá văn minh của người Văn Lang. Một số truyền thuyết nổi bật thời kỳ này là Lạc Long Quân và nàng Âu Cơ, Thánh Gióng, Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, Hùng Vương thứ 6, Hùng Vương thứ mười tám, Thánh Hùng Linh Công,…
Thời kỳ nước Âu Lạc
Nước Âu Lạc của Vua An Dương Vương có thời gian kéo dài khoảng 50 năm ( từ năm 257 TCN đến năm 208 TCN). Trong thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 10 thế kỷ ( từ năm 207 TCN đến năm 938) đây là thời kỳ nước ta bị xâm lược và nhân dân chiến đấu quyết tâm giành độc lập.
Những truyện truyền thuyết nổi bật của thời kỳ Âu Lạc là truyện kể về Vua An Dương Vương, có kết cấu gồm hai phần chính: phần đầu kể về lịch sử chiến thắng, phần sau kể về lịch sử chiến bại. Các truyện truyền thuyết nhằm phản ánh những cuộc khởi nghĩa vũ trang thời kỳ chống xâm lược Bắc thuộc là nhân vật Hai Bà Trưng, Lý Bí, Bà Triệu,…
Thời kỳ phong kiến tự chủ
Từ những năm thuộc thế kỉ X đến những năm của thế kỉ XV, giai cấp phong kiến của Việt Nam xây dựng nên một quốc gia thống nhất, mục tiêu củng cố nền độc lập toàn dân tộc. Từ giai đoạn thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là sự sụp đổ của các triều đại phong kiến. Truyện truyền thuyết thuộc thời kỳ này gồm các loại nhóm sau đây:
- Anh hùng chống giặc ngoại xâm: Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi,..
- Danh nhân: Trạng Trình, Chu Văn An,…
- Địa danh lịch sử: Sự tích Núi Ngũ Hành, Sự tích Hồ Gươm,…
- Anh hùng nông dân: Quận He, Chàng Lía, Ba Vành…
- Anh hùng nông dân không mang yếu tố thần kỳ: Lê Văn Khôi, Chàng Lía,…
Địa điểm có thể tìm mua thể loại này
Nếu bạn đang tìm kiếm những địa chỉ mua truyện truyền thuyết được xuất bản thành sách thì dưới đây là một vài cơ sở uy tín được mọi người tin tưởng như:
- Cửa hàng sách Xưa và Nay có địa chỉ tại SN 676 đường Láng, Phường Trung Hoà, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
- Hiệu sách 180B, địa chỉ tại SN180 đường Bà Triệu, Phố Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
- Nhà sách Mão địa chỉ Số 5 đường Đinh Lễ, Phố Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
- Sách Hà Thành địa chỉ số 27, K14 phụ, thuộc tập thể ĐHBK Hà Nội, phố Lê Thanh Nghị, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Các đặc điểm truyện truyền thuyết
Khi tìm hiểu và phân tích những loại sách và truyện truyền thuyết thì chúng gồm những đặc điểm chính sau đây:
- Đề tài truyện truyền thuyết thường lấy từ những sự kiện lịch sử, những vấn đề mang ý nghĩa trọng đại
- Truyền thuyết sử dụng những yếu tố hư cấu, tưởng tượng.
- Tuyến nhân vật trong truyện thường được xây dựng một cách đơn giản, có sự kết hợp giữa những nét của đời thường, phàm tục với các yếu tố phi thường, kỳ ảo.
- Cốt truyện ít tình tiết, đơn giản.
- Truyện truyền thuyết của Việt Nam có mối liên kết chặt chẽ với truyện thần thoại.
Truyện truyền thuyết và mối liên hệ với lịch sử
Truyện truyền thuyết lịch sử yêu cầu phải có các sự hiện diện từ những yếu tố lịch sử. Tuy nhiên, truyện truyền thuyết không đặt sự kiện lịch sử làm mục tiêu phản ánh chính. Mà với nó, sự kiện chỉ là bước đệm cho điều kiện cần để dân gian kể lại biến cố lịch sử một cách trọn vẹn, từ đó nêu lên những vấn đề trong đời sống văn hóa tinh thần.
Truyền thuyết được lưu truyền nhằm ngợi ca và tôn vinh tất cả những vị anh hùng và những người có công với đất nước, trên quan điểm của người dân, nên nhân vật trong các tác phẩm truyền thuyết đều rất đa dạng. Có những tên tuổi của vị anh hùng nổi tiếng như: Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Quang Trung, Lê Lợi, Trương Định,… Có cả những vị anh hùng vô danh, lối sống bình dị như nghĩa binh phò tá Trương Định, Thủ Khoa Huân, bộ tướng Thiên Hộ Dương,,…. Truyện truyền thuyết còn có chức năng đánh giá những sự kiện và những con người trong lịch sử theo cách nhìn của người dân.
Những truyện truyền thuyết mà các bé yêu thích
Khi nhắc đến truyện truyền thuyết thì dưới đây chính là những câu chuyện nổi bật mà các bé nào cũng đều yêu thích như:
Truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh”
Người đời cho rằng những cơn mưa và trận lũ lụt diễn ra hàng năm đều bắt nguồn từ truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh. Câu chuyện này kể rằng, từ rất xa xưa thời vua Hùng thứ 18, có nàng công chúa tên là Mỵ Nương xinh đẹp vô cùng. Nhà vua muốn tìm cho nàng một đức phu quân toàn vẹn tài sắc nên đã tổ chức một cuộc kén rể.
Tham gia vào cuộc thi ấy, có 2 vị thần quyền năng tối thượng là Sơn Tinh – vị thần của núi Tản Viên và Thuỷ Tinh – thuỷ thần cai quản vùng biển. Cả hai vị thần đều ngang tài ngang sức, không ai chịu thua ai nên nhà vua đã nghĩ ra kế sách yêu cầu lễ vật cầu hôn.
Như một sự ưu tiên cho Sơn Tinh, các lễ vật đều là những của ngon vật lạ ở trên cạn như 100 nồi bánh chưng, 100 phần cơm nếp, voi thì có chín ngà, gà lại chín cựa, ngựa thì có chín hồng mao. Nắm được lợi thế nên Sơn Tinh đã dâng được lễ vật nhanh hơn Thủy Tinh. Vì tức giận nên Thủy Tinh đã dâng nước lên để đánh nhau với Sơn Tinh nhưng lần nào phần thắng cũng thuộc về Sơn Tinh.
Truyện “Con Rồng Cháu Tiên”
Bản thân mỗi chúng ta, ai cũng luôn muốn tìm hiểu về cội nguồn hình thành nên loài người như ngày nay. Truyện truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên” sẽ cho chúng ta hiểu được nguồn gốc hình thành. Câu chuyện kể về cặp vợ chồng Lạc long Quân và nàng Âu Cơ vốn là dòng dõi con của Rồng và con của Tiên.
Nàng Âu Cơ đã mang thai và sinh ra một bọc trăm trứng gồm cả trai và gái. Vì dòng dõi khác nhau nên hai vợ chồng không thể sinh sống cùng nhau mà phải chia ra để cai quản đất nước. 50 người con sẽ theo cha xuống biển, 50 người con còn lại sẽ theo mẹ lên rừng.
Đó là nguồn gốc của tổ tiên tộc người Bách Việt. Người con trưởng sống ở đất Phong Châu được nhân dân tôn làm vua đất nước Văn Lang lấy hiệu Hùng Vương và truyền ngôi duy trì được cho 18 đời vua Hùng.
Truyện “Thánh Gióng”
Truyền thuyết kể rằng tại một làng quê nhỏ có tên là Gióng, có cặp vợ chồng đã lớn tuổi nhưng mãi chưa có một mụn con. Bỗng một ngày nọ, bà lão tốt bụng đi rừng và thấy một bàn chân khổng lồ liền đặt chân vào để ướm thử. Kết quả là khi về nhà thì bà có thai khiến nhân dân trong làng đều mừng vui.
Sau đó, bà đã sinh ra một bé trai, nhưng lạ là dù 3 tuổi mà đứa trẻ vẫn chưa biết nói, không cười, không đi, đặt ở đâu thì nằm ở đó. Thời điểm đó, bên ngoài biên giới có giặc ngoại xâm đang lăm le vào cướp nước ta, nên nhà vua đã kêu gọi anh hùng hào kiệt khắp nơi trên đất nước cùng đứng lên đấu tranh.
Khi sứ giả đi ngang qua làng Gióng thì đúng lúc đó, đứa trẻ đột nhiên mở lời đầu tiên với sử giả nước nhà đưa tin rằng cậu cần một con ngựa sắt có thể khè ra lửa, một cây roi vững chắc và một chiếc áo giáp bằng sắt để tiêu diệt hết quân giặc.
Sau đó cậu bé ăn nhiều và lớn nhanh như thổi. Khi quân địch đi tới núi Trâu, với những trang bị mà nhà vua ban cho, cậu đã phi lên lưng ngựa và lao vào đánh tan tác bọn giặc ngoại xâm. Cậu chiến thắng và cùng ngựa sắt bay về trời. Người đời biết ơn và phong cậu làm Phù Đổng Thiên Vương.
Truyện “Mỵ Châu – Trọng Thủy”
Sau khi An Dương Vương xây dựng xong thành Cổ Loa thì đã được thần Kim Quy tặng cho cây nỏ thần. Nhờ có nỏ thần mà nhà vua trăm trận trăm thắng, giữ được bình yên cho bờ cõi nước nhà. Triệu Đà bèn hiến kế cầu thân để con trai là Trọng Thuỷ kết hôn với công chúa Mỵ Châu.
Sau đó, Trọng Thuỷ lừa Mỵ Châu lấy trộm nỏ thần đem về cho cha. Mất nỏ thần nước ta bại trận dưới tay Trọng Đà. Nhà Vua đã cùng con gái chạy trốn về đất phương Nam.
Khi này thần Kim Quy đã hiện lên và nói Mỵ Châu đã phản bội cha khi để lại dấu cho Trọng Thuỷ lần theo. Nhà vua tức giận và giết chết Mỵ Châu. Trọng Thuỷ thấy thi thể vợ thì cảm thấy tội lỗi của mình bèn gieo mình xuống giếng sâu để tự tử.
Truyện “Mai An tiêm”
Vào đời vua Hùng có một người tên là Mai An Tiêm vì được nhà vua ưu ái nên thăng chức làm quan. Nhưng một lần do làm trái ý nhà vua nên bị đày ra hoang đảo. Ngay tại đảo hoang này, anh cùng người vợ chăm chỉ đã nhặt được một hạt giống lạ do loài chim mang đến. Anh đã gieo hạt và chăm sóc cẩn thận.
Sau thời gian ươm mầm thì loại hạt đó đã trở thành cây tươi tốt cho ra hàng trăm trái to tròn vỏ xanh ruột màu đỏ sau này được gọi là dưa hấu. nhà vua khi hay tin thì đã biết được tấm lòng và sự chăm chỉ của Mai An Tiêm mà đã cho chàng và ra đỉnh hồi cung.
Kết luận
Truyện truyền thuyết từ xa xưa cho đến ngày nay vẫn luôn có sức hút mạnh mẽ đối với các độc giả. Các bạn có thể tìm đọc trên mạng hoặc mua những cuốn truyện về để tham khảo thu nạp thêm kiến thức cho bản thân.