Tuổi thơ của hầu hết tất cả mọi người đều được nuôi dưỡng bằng kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, đây là một thể loại văn học dân gian. Vậy truyện cổ tích có nguồn gốc từ đâu? Đối tượng truyện cổ tích hướng đến là ai? Nếu bạn muốn biết được câu trả lời hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và nguồn gốc
Hầu hết tất cả mọi người đều biết đến một số loại truyện dân gian cũng như kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, và khi trưởng thành chúng ta lại được biết nhiều thêm thông qua những trang mạng xã hội kể về những câu truyện này.
Hầu như những truyện cổ tích không còn quá xa lạ với chúng ta bởi nó có nổi tiếng vô cùng. Chính vì vậy mà chúng tôi sẽ điểm lại một số tác phẩm tiêu biểu nổi tiếng và được rất nhiều người biết đến là truyện Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt,…
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam nổi tiếng không?
Theo nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, một số câu truyện cổ tích đã có từ rất lâu, nó có nguồn gốc từ khoảng 6.000 năm về trước. Chúng ta không thể tìm nguồn gốc và thời điểm ra đời của các truyện một cách đơn giản được.
Bởi vì có rất ít tài liệu ghi chép về chúng trong kho tàng lịch sử và hầu như tất cả câu truyện chỉ được mọi người truyện miệng mà không có phiên bản bằng chữ viết. Nhiều truyện cổ tích vì được truyện miệng, làm cho nguồn gốc và độ tuổi của chúng không được xác định một cách cụ thể. Trước khi chữ viết xuất hiện thì chúng ta không có bất kỳ tài liệu nào ghi chép về chúng.
Phân loại truyện cổ tích Việt Nam
Như đã biết, trẻ em không chỉ lớn lên bằng bầu sữa của mẹ, mà trẻ nhỏ còn được nuôi lớn bằng bầu sữa tinh thần. Đó là bài hát, câu thơ, những câu truyện cổ tích được bà và mẹ kể. Chúng đã trở thành đôi cánh để những đứa trẻ bay và còn là đôi chân cho các em bước. Nhờ thế, các em được phát triển một cách toàn diện.
Vậy nên đối tượng mà truyện cổ tích Việt Nam muốn hướng đến là tất cả mọi người nhưng chủ yếu là trẻ nhỏ. truyện cổ tích từ xưa đến nay vẫn luôn có trong ký ức tuổi thơ của mỗi người lớn lên.
Nhưng khác với những thể loại truyện khác truyện cổ tích có những đặc tính riêng nhưng chủ yếu là có tính giáo dục cao, chính vì vậy mọi người lớn thường hay kể cho những đứa bé ngay từ khi còn nhỏ để giáo dục tư tưởng ngay từ đầu.
Những câu truyện này đều được đưa vào tâm hồn của những đứa trẻ nhỏ bằng những bài học về đạo đức, tình người, qua cách đối nhân xử thế giữa những nhân vật với nhau trong câu truyện . Chính vì vậy,tích Việt Nam luôn là những câu truyện có tính giáo dục rất cao, đưa ra cho trẻ những cổ nhận thức đúng đắn về thiện, ác, phải, trái và gắn liền với tuổi thơ của những đứa trẻ.
Truyện cổ tích Việt Nam có ý nghĩa tinh thần giá trị
truyện cổ tích là một thể loại dân gian được mọi người sáng tác lại mang tính hư cấu, truyện cổ tích thường kể về cuộc đời và hoàn cảnh sống của một số kiểu nhân vật quen thuộc. Và truyện được mọi người truyện miệng nhau từ đời này sang đời khác.
Giá trị nhân văn trong mỗi câu truyện cổ tích
Khi truyện cổ tích được nhắc đến thì ai cũng sẽ nghĩ đến những giá trị nhân văn của thể loại truyện này mang lại cho người nghe, đặc biệt là những đứa trẻ. Trong nghệ thuật tự sự truyện miệng thì truyện cổ tích đã đạt đến một cấp độ rất cao trước khi chuyển sang giai đoạn thịnh hành của văn xuôi tự sự trong nền văn học viết.
Dạy trẻ những bài học từ lòng nhân ái
Bên cạnh cạnh đó, truyện còn mở ra những bài học đầu đời vô cùng sâu sắc khiến chúng ta không thể quên. Ông bà dạy cho cháu, cha mẹ dạy cho con thì thường dạy qua câu truyện cổ tích.
Qua những giá trị nhân văn của câu truyện đem lại, những đứa trẻ sẽ được tiếp thu một cách nhanh chóng những bài học vô cùng tuyệt vời. Tiếp thu một cách hồn nhiên mà không thấy cảm thấy bản thân bị ràng buộc.
Chính vì vậy, hãy cho con trẻ được nghe những câu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam ngay từ lúc còn nhỏ, để mang đến những giá trị tinh thần to lớn giúp trẻ có thể chắp cánh bay đến tương lai. Một đứa trẻ có đam mê đọc những câu truyện cổ tích, biết thương những người có số phận bất hạnh, những người nghèo khổ, biết yêu quý động vật, yêu cây lá cỏ hoa thì có thể giúp ích cho xã hội sau này.
Những tác phẩm truyện cổ tích Việt Nam hay
Chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại, những trẻ em sẽ tự tìm những thú vui trên internet thay vì tìm đọc một câu truyện cổ tích hay nghe người thân kể truyện. Những câu truyện có thể tìm kiếm một cách dễ dàng hơn rất nhiều, khiến cảm xúc khi chúng ta không còn hứng thú để thưởng thức truyện nữa.
Thay vì những trò chơi vô bổ gây áp lực khi chơi thì chúng ta nên đọc những truyện cổ tích để khiến tâm hồn thư giãn. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số truyện cổ tích hay và thú vị cụ thể là:
Tấm Cám
Truyện kể về một cô gái tên là Tấm, cha mẹ mất sớm nên cô phải sống cùng dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ tên là Cám. Tấm là cô gái hiền lành, tốt bụng, chịu thương chịu khó thì Cám lại là con người tham ăn mà không chịu làm, Cám luôn cùng với mụ dì ghẻ tìm cách hãm hại Tấm.
Mặc dù bị mẹ con Cám ngăn cản không cho tham gia lễ hội, thế nhưng với sự giúp đỡ của ông Bụt, Tấm đã đến được lễ hội và có một bộ bộ quần áo đẹp với một đôi đôi giày được ban cho, và Tấm trở thành hoàng hậu. Trải qua bao khó khăn gian khổ thì cuối cùng Tấm đã được đoàn tụ với nhà vua và sống hạnh phúc.
Ý nghĩa nhân văn của truyện muốn gửi đến những bạn nhỏ là truyện đề cao những phẩm hạnh tốt của con người như lòng vị tha, cần cù, khiêm tốn, thật thà, chịu thương chịu khó và câu truyện cũng khẳng định câu nói “ở hiền gặp lành”.
Tấm Cám dạy các em biết phân biệt phải trái, chỉ cho các em những điều tốt đẹp trong cuộc sống, đồng thời nhắc nhở các em luôn tốt bụng, giúp đỡ bạn bè khi khó khăn và phải luôn chăm chỉ học hành để trở thành những công dân tốt.
Sọ Dừa – truyện cổ tích Việt Nam ấn tượng
Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo sống rất hiền lành, tốt bụng, chăm lo làm ăn. Tuy nhiên hai vợ chồng đã lấy nhau được rất lâu nhưng vẫn không có một đưa con. Bỗng một hôm người vợ ra đồng bắt gặp một cái sọ dừa đầy nước do đang khát nên cô đã bưng lên uống, một vài ngày sau thì cô đã có thai và sinh ra một đứa bé không có tay chân tròn như quả dừa.
Sau khi lớn lên Sọ Dừa đi chăn bò cho phú ông, hai cô con gái lớn của phú ông luôn hắt hủi Sọ Dừa, chỉ duy nhất cô con gái út luôn đối đãi tốt với cậu và đem lòng yêu Sọ Dừa. Sọ Dừa nhờ mẹ đến hỏi cưới và sau đó họ đã lấy nhau bỗng nhiên Sọ Dừa biến thành một thanh niên tuấn tú.
Sọ Dừa học hành chăm chỉ và đã thi đỗ trạng nguyên, tuy nhiên người vợ thì bị hai cô chị hãm hại. Nhờ trời thương mà cô vợ không chết và từ đó hai vợ chồng Sọ Dừa được đoàn tụ và sống hạnh phúc về sau.
Ý nghĩa nhân văn của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Sọ Dừa muốn gửi gắm là nên đề cao vẻ đẹp từ bên trong, không nên “nhìn mặt mà bắt hình dong” để cư xử với người khác.
Cây tre trăm đốt
Một anh chàng mồ côi nghèo tên là Khoai tính tình hiền lành, chất phác đi làm thuê cho một phú ông. Một hôm, phú ông gọi cậu đến và hứa sẽ gả con gái cho cậu với điều kiện phải làm ngày làm đêm cho ông. Kể từ ngày đó phú ông ngày càng trở nên giàu có và đến ngày cưới, ông lại ra thêm một điều kiện là cậu phải tìm được cây tre trăm đốt mới gả con gái cho.
Chàng trai vào rừng đi tìm kiếm cây tre và đã được Bụt giúp đỡ. Cuối cùng cậu mang theo cây tre trở về, chỉ sau tiếng hô “khắc nhập” thì đã xuất hiện một cây tre trăm đốt. Thấy thế lão phú ông đành phải gả con gái út cho cậu và từ đó họ sống hạnh phúc bên nhau.
Ý nghĩa nhân văn của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Cây tre trăm đốt muốn cho chúng ta thấy rằng người hiền lành, chăm chỉ sẽ luôn được giúp đỡ vượt qua mọi khó khăn, còn những người sống ích kỷ, toan tính và chỉ biết đến lợi ích của bản thân sẽ nhận được quả báo thích ứng.
Cậu bé thông minh – truyện cổ tích đặc sắc của Việt Nam
Vì để tìm ra nhân tài cho đất nước, nhà vua ra lệnh cho quan viên tìm kiếm khắp cả nước và đặt ra những câu hỏi hóc búa để thử tài mọi người. Hai cha con đang làm ruộng được quan viên thách đố với những câu hỏi hóc búa, không cần suy nghĩ đứa bé đã có thể trả lời một cách thoăn thoắt. Cậu bé còn chơi chiêu “gậy ông đập lưng ông” để giải câu hỏi và giúp dân làng thoát tội khiến nhà vua khâm phục.
Sau đó cậu bé còn được nhà vua nước láng giềng thách đố với những câu hỏi khó hơn và cậu đã trả lời được câu hỏi của vua láng giềng, đã giúp đất nước thoát khỏi chiến tranh. Nhà vua thấy vậy đã xây dinh thự cho cậu cạnh hoàng cung và phong chức cho cậu làm Trạng nguyên.
Ý nghĩa nhân văn của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam “Cậu bé thông minh” là đề cao sự thông minh, lanh lợi của con người, đồng thời ca ngợi những người thông minh, biết vận dụng vào cuộc sống.
Kết luận
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam luôn gắn liền với tuổi thơ của chúng ta, những bài học sâu sắc luôn giảng dạy cho chúng ta nhân cách sống sau này. Mỗi câu truyện là một bài học hay, mỗi câu truyện thêm một kinh nghiệm hữu ích. Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về truyện cổ tích và ngày càng giữ gìn và yêu quý nó hơn.