Ai trong chúng ta chắc hẳn cũng đã từng đọc qua các mẩu truyện cười hài hước, dí dỏm. Chúng đem lại những tiếng cười hả hê, sảng khoái xen lẫn các bài học châm biếm nhẹ nhàng. Vậy bạn đã hiểu được gì về truyện cười dân gian rồi? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về thể loại văn học này nhé.
Truyện cười dân gian là gì?
Truyện cười đã không còn xa lạ đối với mỗi người chúng ta. Trong kho tàng truyện cười Việt Nam, những câu chuyện thường được viết dựa vào các tình huống cuộc sống hàng ngày nên tự liệu hết sức phong phú và đa dạng.
Khái niệm
Đây là thể loại thuộc nền văn học dân gian của dân tộc. Truyện cười dân gian có những nét đặc trưng riêng, dễ dàng nhận biết. Truyện mượn các câu chuyện hài hước trong đời sống hàng ngày để tạo ra tiếng cười chứa nhiều hàm ý cho người đọc.
Truyện cười tồn tại với nhiều hình thức khác nhau. Những tập truyện cười quen thuộc mà không ai là không biết tới như Trạng Quỳnh, truyện tiếu lâm, truyện trào phúng… Với tính hài hước, tạo tiếng cười nên thể loại này được nhiều người yêu thích.
Phân loại
Dựa vào kết cấu cùng các tình huống câu chuyện mà truyện cười dân gian được chia làm hai loại chính dưới đây:
Truyện cười kết chuỗi
Ở dạng này, truyện cười được chia thành hai nhóm nhỏ cụ thể:
- Nhóm truyện có nhân vật chính là đối tượng làm tiếng cười dùng để châm biếm, phê phán.
- Nhóm truyện có nhân vật chính được ca tụng, khen ngợi.
Truyện cười không kết chuỗi
Ở dạng này, truyện cười sẽ được chia thành ba nhóm nhỏ sau:
- Truyện trào phúng lên án, phê phán nhẹ nhàng.
- Truyện khôi hài dùng để giải trí.
- Truyện tiếu lâm dùng châm biếm, mỉa mai.
Đặc điểm nổi bật của truyện cười dân gian
Các thể loại văn học sẽ có những điểm nhận riêng để có thể phân biệt các loại khác nhau. Truyện cười với đặc điểm nổi bật, được nhận diện rất dễ dàng.
Nội dung, cốt truyện cười dân gian đơn giản, ngắn gọn
Bản chất cốt truyện trong truyện cười được xây dựng dựa trên các tình huống trong đời sống hàng ngày. Chúng biến tấu theo hướng hài hước để tạo tiếng cười cho người đọc. Chính vì thế, truyện cười dân gian thường có nội dung ngắn gọn, súc tích cùng với cốt truyện đơn giản, gần gũi.
Chứa các yếu tố gây hài
Khi đọc các mẩu truyện cười hài hước, bạn sẽ nhận được những tiếng cười sảng khoái, hả hê. Để có thể gây cười, truyện phải có nội dung hài hước, dí dỏm. Bên cạnh đó, tùy vào từng cốt truyện mà tính chất tiếng cười cũng rất khác nhau. Có thể là tiếng cười giải trí, mua vui. Nhưng bên cạnh đó tiếng cười còn được tạo ra do sự phê phán nhẹ nhàng, cách thức mỉa mai vui tính trong câu chuyện.
Ngoài yếu tố nội dung, truyện cười dân gian còn phối hợp nhịp nhàng các nghệ thuật gây cười giúp chúng trở nên hấp dẫn hơn. Nghệ thuật này được thể hiện rõ qua các yếu tố sau:
Nhân vật gây cười
Điểm gây cười của thể loại văn học này là do các hành vi, ứng xử của nhân vật trong từng tình huống khác nhau. Các nhân vật không mang số phận, cuộc đời cụ thể mà chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Nếu chuyện xoay quanh một nhân vật trung tâm thì mỗi câu chuyện không cần phải xâu chuỗi, logic với nhau. Ngoài ra, nhân vật trong chuyện không cần phải là nhân vật chính, họ có thể là nhân vật phụ mang yếu tố hài hước, gây cười.
Kết cấu của truyện
Kết cấu trong truyện cười dân gian thường được chia làm ba phần rõ rệt. Phần mở đầu sẽ giới thiệu tình huống và nhân vật. Phần thân truyện sẽ phát triển nội dung, mâu thuẫn được đẩy lên và tạo tiếng cười cho người đọc. Sau đó là kết thúc truyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.
Truyện còn sử dụng linh hoạt các phương pháp gây cười như phóng đại sự việc, sử dụng yếu tố bất ngờ, hoàn cảnh gây cười hay các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ,… Những điểm này cũng góp phần tạo nên một câu chuyện cười đầy hứng thú.
Truyện cười dân gian thường được nghe ở đâu?
Truyện cười là những mẩu chuyện ngắn được lấy cảm hứng từ đời thực. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những câu chuyện cười ở khắp mọi nơi. Ngay trên ghế nhà trường, bạn cũng được học về truyện cười, lắng nghe các câu truyện cười cùng nhiều bài học ẩn ý.
Truyện cười được dùng để giải trí, mua vui nên nó còn thường được dùng trong các show diễn hài hước, tạo tiếng cười cho khán giả. Đôi khi, trong cuộc sống hàng ngày, để xua tan đi mệt mỏi, áp lực công việc, ta cũng có thể kể cho nhau nghe những mẩu chuyện cười ngắn…. Như vậy, truyện cười dân gian được kể ở khắp mọi nơi, xung quanh trong cuộc sống chúng ta.
Truyện cười dân gian có để lại bài học gì không?
Không chỉ dùng để giải trí, mua vui tạo tiếng cười cho đọc giả, người nghe, truyện cười còn lồng ghép nhiều yếu tố để đưa ra các bài học ẩn ý bạn đọc tự suy ngẫm.
Phê phán, giáo dục
Điều này được thể hiện rõ qua các câu chuyện trào phúng. Chúng thường phê phán các thói hư, tật xấu của một vài bộ phận con người. Chính vì thế, bạn đọc có thể rút ra cho mình những bài học quý giá. Một vài câu chuyện bạn có thể tham khảo như Lợn cưới áo mới, Thầy bói xem voi,…
Mang tính đả kích
Truyện cười dân gian dùng để phê phán các cấp bậc cao hơn trong xã hội nhằm vạch trần tội ác, những điều xấu xa. Những mẩu truyện này thường được dùng để miêu tả bản chất giai cấp của chế độ phong kiến. Qua các câu chuyện, ta thấy được những điều xấu xa, thối nát của một vài tầng lớp trong xã hội, đồng thời đúc kết cho mình nhiều bài học. Tiêu biểu của thể loại này không thể không nhắc tới trạng Quỳnh,..
Các mẩu truyện cười dân gian quen thuộc
Để có thể hình dung cụ thể hơn, một số mẩu truyện cười dưới đây sẽ làm minh chứng, ví dụ rõ nét. Đây đều là những câu chuyện cười được truyền lại từ cha ông ta.
Chuyện cười: Anh chồng tham ăn
Chuyện kể lại rằng, có một anh chồng già có tính tham ăn. Hàng ngày, người vợ làm, vắng nhà, cứ đến bữa nấu cơm, anh chồng lại lén bỏ thêm gạo để ăn cho no. Tuy nhiên, bữa cơm khiến cho chị vợ thấy làm lạ bởi gạo thì ít mà cơm nấu lên lại rất nhiều.
Một hôm, như mọi ngày, chị đi làm cỏ. Đến gần trưa, chị về và nấp ở sau cánh cửa. Lúc này, anh chồng nấu cơm, đến khi cơm sôi liên bỏ thêm hai nắm gạo nữa vào nồi. Vì cả hai tay đều đang nắm gạo nên anh chồng không có cách nào để mở xoong. Loay hoay một lúc, anh ta liền dùng miệng để ngậm vung khiến cho bộ râu của anh ta bị lửa thiêu rụi.
Mất bộ râu, anh ta thấy thẹn liền lên giường, đắp chăn và giả vờ ốm. Chị vợ thấy vậy, giả đem trầu cau đi coi bói. Khi trở về, chị nói lại với chồng lời thầy bảo do miệng ngậm lấy vung mà bị cháy hết râu. Anh chồng nghe thế thấy ngượng đỏ mặt, Từ đó, anh ta không còn lén bốc thêm gạo để cho vào nồi nữa.
Truyện cười dân gian: Hai anh lười
Chuyện kể lại, có một anh chàng vô cùng lười biếng, chẳng chịu làm lụng gì. Hàng ngày, anh ta ra đường nằm ngửa ở dưới gốc sung, há miệng đợi sung rụng trứng thì ăn. Đợi mãi mà chẳng có quả sung nào rơi trúng trong khi anh ta thì lại đang đói.
Đúng lúc này có người đi qua, anh ta liền gọi lại để nhờ nhặt sung cho vào mồm hộ. Nhưng chẳng may cho anh ta, chàng trai đi đường cũng là một kẻ lười không kém. Anh này liền dùng chân gắp lấy quả sung và cho vào miệng anh kia. Anh chàng lười thấy vậy liền kêu lên sao trên đời lại có kẻ lười đến vậy.
Truyện cười dân gian này tuy ngắn gọn nhưng đã đem lại tiếng cười khoái chí cho bạn đọc. Đồng thời qua câu chuyện chúng ta cũng rút ra được bài học cho bản thân là không nên lười biếng, chỉ có làm thì mới có ăn. Truyện cười này còn được sử dụng trong chương trình giáo dục của nước ta nữa đấy.
Câu chuyện: Bệnh lải nhải
Yếu tố gây hài trong câu chuyện được hé lộ ở cuối truyện qua câu nói của anh chồng, Cuộc đối thoại bình thường, đơn giản của hai vợ chồng trẻ lại được tác giả gửi gắm một thông điệp rõ ràng. Trong cuộc sống, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề ở nhiều phương diện khác nhau, không nên xem xét phiến diện, vội vàng và cần đặt bản thân mình vào vị trí người khác để hiểu rõ hơn và thông cảm cho đối phương.
Câu chuyện: Tam đại con gà
Đây là câu chuyện mà hầu hết ai cũng biết tới. Chuyện nói về những kẻ dốt nát, không có hiểu biết nhưng lại tự cao, khoe khoang và giấu dốt. Nội dung câu chuyện xoay quanh một anh chàng dốt những lúc nào cũng tỏ ra mình là người có hiểu biết, học thức sâu rộng. Câu chuyện lên đến đỉnh điểm khi anh ta được mời về làng làm thầy giáo dạy cho các trẻ con.
Khi dạy, thầy gặp phải chứ kê chỉ con gà nhưng thầy lại không biết và dạy cho các học trò là con dù dì. Thậm chí, anh ta còn xin đài âm dương để chứng tỏ kiến thức của mình dạy là đúng. Câu chuyện này còn có những lời thơ hài hước, được truyền lại tới ngày nay, tạo ra những tràng cười hả hê, khoái chí.
Truyện cười dân gian này đã phê phán một cách hài hước, hóm hỉnh. Mỗi chúng ta đừng nên đề cao bản thân, không biết thì cần phải học hỏi, đừng giấu dốt như anh chàng nọ khiến cho mọi người xung quanh chê cười. Còn rất nhiều mẩu chuyện hay được truyền lại trong dân gian, bạn đọc có thể khám phá và tìm hiểu thêm nhé.
Kết luận
Như vậy, qua bài viết này, bạn đã có hiểu được hơn về truyện cười dân gian. Mong rằng các thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc, khách quan hơn về thể loại văn học này. Hãy tìm hiểu thêm nhiều mẩu chuyện cười, vừa hài hước, có tính giải trí cao mà còn mang tính giáo dục nhẹ nhàng, tinh tế.